1. Tổng quan về Bến Lức – Long An
Vị trí địa lý
Bến Lức là một huyện thuộc tỉnh Long An, cách trung tâm thành phố Tân An khoảng 15km về hướng Đông Bắc và cách TP HCM khoảng 30km về hướng Tây. Trải dài trên 285,97km2, diện tích huyện Bến Lức chiếm 6,59% tổng diện tích của toàn tỉnh Long An. Chi tiết về các vị trí tiếp giáp của huyện Bến Lức được tổng hợp dưới đây:
Vị trí tiếp giáp
Đơn vị hành chính
Bến Lức – Long An có 1 thị trấn (thị trấn Bến Lức) và 14 xã, bao gồm: An Thạnh, Bình Đức, Long Hiệp, Lương Bình, Lương Hòa, Mỹ Yên, Nhựt Chánh, Phước Lợi, Tân Bửu, Tân Hòa, Thạnh Đức, Thạnh Hòa, Thạnh Lợi và Thạnh Phú. Theo kết quả thống kê Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, toàn huyện Bến Lức có 52.067 hộ, với 181.660 nhân khẩu (bình quân 3,48 người/hộ). Mật độ dân số Bến Lức – Long An là 631 người/km2.
Hạ tầng giao thông
Huyện Bến Lức – Long An được xem là cửa ngõ giao thông quan trọng, cầu nối giữa TP HCM và các tỉnh miền Tây. Nơi đây có hệ thống giao thông được chú trọng đầu tư và phát triển đồng bộ, với nhiều tuyến đường lớn chạy qua như quốc lộ N2, quốc lộ 1A, quốc lộ 824, quốc lộ 825… Đặc biệt, tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành khi hoàn thiện sẽ giúp rút ngắn thời gian lưu thông, vận chuyển hàng hóa từ Long An tới TP HCM/Đồng Nai/Bà Rịa Vũng Tàu, hứa hẹn thúc đẩy nền kinh tế xã hội tại huyện Bến Lức ngày càng phát triển.
Không chỉ bứt phá mạnh mẽ trong giao thông đường bộ, Bến Lức nói riêng, Long An nói chung cũng đang tập trung đầu tư phát triển các dự án đường thủy và đường sắt quan trọng nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân cũng như tăng trưởng công nghiệp. Cùng với các tuyến đường lớn như: QL 1A, QL N2, tuyến ĐT 824, 825…, hệ thống sông Vàm Cỏ Đông cũng góp phần tạo nên một hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi và nhiều tiềm năng phát triển ở Bến Lức, Long An. Đây cũng là yếu tố làm gia tăng sức hút cho huyện Bến Lức trên thị trường bất động sản, hấp dẫn các nhà đầu tư.
Hạ tầng giao thông đồng bộ là một trong những lợi thế phát triển, thu hút vốn đầu tư của Bến Lức – Long An.
2. Tiềm năng phát triển bất động sản huyện Bến Lức – Long An
Không chỉ được chú trọng đầu tư về hạ tầng cơ sở, giao thông đồng bộ, Bến Lức còn có lợi thế là một trong những huyện có sở hữu quỹ đất sạch lớn tại tỉnh Long An. Huyện này đã và đang thu hút hàng loạt các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc…
Định hướng không gian xây dựng đô thị theo quy hoạch TP HCM được phê duyệt đến 2020 và tầm nhìn đến 2050 cho thấy Bến Lức, Đức Hòa và TP Tân An có vị trí quan trọng trong việc hình thành hành lang kinh tế, gắn kết chặt chẽ với không gian trung tâm TP HCM. Chính sách giãn dân số tại TP HCM cũng mở ra nhiều tiềm năng hứa hẹn cho những khu vực lân cận như Bến Lức. Mới đây, huyện thị còn được thông qua nghị quyết phê duyệt công nhận là khu đô thị loại 4, cho thấy nhiều hy vọng về việc nơi đây sẽ trở thành thị trường bất động sản sáng giá trong tương lai.
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn huyện Bến Lức có khoảng gần 40 dự án đã và đang triển khai. Trong đó, một số dự án bất động sản huyện Bến Lức nổi bật có thể kể tới như: Dự án Solar City (Thành phố năng lượng mặt trời) trên đường Nguyễn Văn Tuôi, với 1 mặt tiếp giáp sông Vàm Cỏ Đông nên được hưởng lợi thế về không gian thoáng đãng, mát mẻ. Dự án Long Phú Villa sở hữu vị trí đắc địa ngay mặt tiền QL 1A, quy mô dự án 3ha, với 2 dòng sản phẩm chính là nhà phố và căn hộ. Khu dân cư Thắng Lợi Central Hill tọa lạc tại mặt tiền Đại lộ 835, với tổng diện tích đất quy hoạch rộng tới 5,6ha…
Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu dân cư trung tâm huyện Bến Lức
3. Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức – Long An
Phương án phát triển không gian trong bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức năm 2020 cho thấy rõ mục tiêu của địa phương này là từng bước xây dựng khu đô thị mới huyện Bến Lức hoàn chỉnh theo định hướng hệ thống đô thị Việt Nam. Theo đó, từng bước phát triển huyện Bến Lức theo mô hình mạng lưới đô thị, với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại. Tổ chức không gian đô thị gồm các công trình công cộng, dịch vụ – thương mại, các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, các công trình công nghiệp, đất xây dựng khu công nghiệp, nhà ở và một số công trình khác. Bản đồ Quy hoạch huyện Bến Lức năm 2030 cũng như bản đồ điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu dân cư trung tâm thị trấn Bến Lức đã phần nào cho thấy giá trị vùng mà khu vực này mang lại cho các dự án bất động sản, cụ thể như sau:
– Vùng phía Bắc huyện Bến Lức chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Gần đây, với sự phát triển chung của tỉnh, nhiều khu – cụm công nghiệp mới được hình thành theo trục tỉnh lộ 830, làm cho diện mạo kinh tế vùng này có nhiều thay đổi.
– Vùng phía Nam của huyện Bến Lức với hệ thống giao thông thủy, bộ thuận tiện nên có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp, thương mại – dịch vụ, dân cư tập trung đông đúc, có nhiều khu đô thị và khu – cụm công nghiệp.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bến Lức đến năm 2030.