Cụm công nghiệp Quốc Quang Long An

Menu

THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP LONG AN SẼ BÙNG NỔ?

Với khả năng trở thành một trong ba trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Nam trong vòng 3-5 năm tới, hiện có nhiều doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Long An. Điều này sẽ khiến thị trường bất động sản công nghiệp phát triển mạnh.

Với khả năng trở thành một trong ba trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Nam trong vòng 3-5 năm tới, hiện có nhiều doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Long An. Điều này sẽ khiến thị trường bất động sản công nghiệp phát triển mạnh.

Tại khu vực phía Nam, các khu công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai được biết đến là 3 địa điểm chính thu hút nhiều chủ đầu tư tìm kiếm quỹ đất mở nhà xưởng, xây kho. Tuy nhiên, quỹ đất hiện hữu chào thuê thấp, chỉ khoảng 3.000ha, trong khi nhu cầu thuê tại thị trường này đang rất cao và vẫn có dấu hiệu tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới với tỷ lệ lấp đầy luôn đạt 90% và nhu cầu tìm thuê bất động sản công nghiệp hiện hữu tăng gần 40% so với cùng kỳ.

Theo đánh giá của Colliers International tại Việt Nam, đây là cơ hội nhưng cũng chính là thách thức vì điều này vô tình khiến nguồn cung đất công nghiệp ngày càng khan hiếm. Khi nhu cầu thuê đất công nghiệp tăng cao, nguồn cung không đáp ứng kịp, quỹ đất giới hạn và giá thuê được ghi nhận tiếp tục tăng cao trong quý II và quý III/2020. Đặc biệt tại TP. Hồ Chí Minh, với giá chào thuê khoảng 300 USD/m2, cao nhất cả nước và cao hơn các khu vực lân cận rất nhiều. Từ đó có xu hướng các doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm và tìm kiếm các dự án nằm ngoài trung tâm TP. Hồ Chí Minh.

/uploads/images/qqm.jpeg

Nguồn: Tham khảo

Các đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản đánh giá, khi thị trường bất động sản các địa phương khác bắt đầu có dấu hiệu bão hòa thì Long An nổi lên như một vị trí trọng điểm với nguồn cung dồi dào và tiềm năng đầy hứa hẹn.

Thông tin từ Ban quản lý Khu kinh tế Long An cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2020, tỉnh này có 56 dự án mới đầu tư vào các khu công nghiệp. Cụ thể có 41 dự án FDI và 15 dự án trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư cấp mới 219,5 triệu USD và 688 tỷ đồng. Đồng thời có 37 dự án điều chỉnh tăng vốn 48,2 triệu USD và 2.341 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp đã và đang khởi công xây dựng và phát triển khu công nghiệp quy mô lớn tại Long An, chờ đón làn sóng dịch chuyển, mở rộng sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài.

Bà Vũ Anh - Giám đốc Phát triển kinh doanh của Colliers International tại Việt Nam - nhận định: Là tỉnh có mức lương tối thiểu vùng II sẽ giúp Long An trở nên cạnh tranh cao hơn về nhân lực, với chi phí thấp hơn Bình Dương, Đồng Nai. Từ đó có thể thu hút các nhà đầu tư ở các ngành công nghiệp cần nhiều công nhân như may mặc, giày da… Đặc biệt, với thuận lợi về giao thông và cơ sở hạ tầng đang được tỉnh đầu tư hoàn thiện và đồng bộ - việc di chuyển từ Long An đến các các địa điểm lưu thông quan trọng trong khu vực như: Sân bay Long Thành, cao tốc Long Thành - Dầu Giây đi ra cảng Cái Mép sẽ dễ dàng và thuận tiện.

Với những yếu tố trên, bà Vũ Anh dự đoán Long An sẽ là làn sóng mới cung cấp cho thị trường nhiều khu công nghiệp trong 3-5 năm tới, dự kiến trở thành một trong ba trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Nam.

Trên thực tế, thời gian qua đã có không ít doanh nghiệp thuộc các ngành thực phẩm chế biến, dệt may, da giày tại TP. Hồ Chí Minh đã lên kế hoạch di dời nhà máy đến Long An. Điển hình có thể kể đến như Vissan đang xây dựng cụm công nghiệp chế biến thực phẩm Vissan tại huyện Bến Lức với tổng mức đầu tư 1.307,5 tỷ đồng. Ông Nguyễn Ngọc An - Tổng giám đốc Vissan - cho biết: Ban lãnh đạo Vissan kỳ vọng đến năm 2023 sẽ thực hiện di dời máy móc, thiết bị tại TP. Hồ Chí Minh đến nhà máy mới tại Long An và đưa nhà máy này hoạt động vào đầu năm 2024.

Bất động sản khu công nghiệp "vẫn tăng trưởng" trong bão Covid

Theo Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/6/2020, Việt Nam đã thu hút khoảng 15 tỷ USD vốn FDI với khoảng một nửa trong số đó phục vụ cho lĩnh vực công nghiệp, và phần lớn được sử dụng trực tiếp vào các khu công nghiệp và sản xuất. Tuy con số này chỉ bằng với 85% so với năm trước nhưng với tình hình hiện tại, có thể nói lĩnh vực này vẫn mang lại rất nhiều giá trị và cơ hội cho kinh tế Việt Nam.

Bất động sản khu công nghiệp cũng chính là điểm sáng duy nhất được ghi nhận có sự tăng trưởng nhẹ ngay trong giai đoạn thị trường bị "đóng băng" và khá ảm đạm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ngoài ra, Hiệp định EVFTA không chỉ thúc đẩy thương mại mà dòng vốn đầu tư từ EU vào Việt Nam cũng được gia tăng đáng kể. Những lĩnh vực hấp dẫn doanh nghiệp EU đầu tư vào Việt Nam như công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao, ngày càng thu hút sự quan tâm của thị trường đến bất động sản công nghiệp Việt Nam. Theo các chuyên gia trong ngành, đây được xem là cơ hội để Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo: congthuong

Các bài viết khác
Hotline: 0937 662 027