Cụm công nghiệp Quốc Quang Long An

Menu

BẤT ĐỘNG SẢN LONG AN LÊN TẦM CAO MỚI

Với hơn 70km tiếp giáp với TP Hồ Chí Minh, Long An được ví là bước thang của các thành phố lớn với đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là vùng đất “màu mỡ” hộ tụ rất nhiều tìm năng phát triển

Nút Thắt Hạ Tầng

Cùng tiếp giáp với TP.HCM, nhưng nếu so sánh với Bình Dương hay Đồng Nai thì Long An còn thua xa về sự phát triển của kinh tế - xã hội. Điều gì cản trở Long An không thể theo kịp những “người anh em” Bình Dương và Đồng Nai?
Về tiềm năng phát triển, Long An có sức ảnh hưởng không hề nhỏ so với hai địa phương trên. Tỉnh này có diện tích tự nhiên 4.492km, với dân số khoảng hơn 1,7 triệu người. Phía đông giáp ranh với TP.HCM gồm các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước và Cần Giuộc.

Long An có sở hữu cho mình thế mạnh về cảng biển và khu công nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 28 khu công nghiệp và 32 cụm công nghiệp với diện tích khoảng 13.500ha. Trong đó, 16 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên 68% và 14 cụm công nghiệp với tỷ lệ lấp đầy khoảng gần 90%.
Đây là một thế mạnh to lớn khác mà Long An có được chính là vị trí “kết nối” giữa TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn - nơi cung cấp phần lớn lượng nông sản cho TP.HCM và cả nước. Đồng bằng châu thổ này còn rất nhiều lợi thế nhưng chưa được khai thác.
Theo các chuyên gia, nút thắt chính khiến cho Long An dù tiềm năng nhưng chưa phát triển được mình chính là hạ tầng giao thông.

Giao thông đường thủy Long An

Hiện nay, nếu di chuyển về Đồng Nai hay Bình Dương sẽ có rất nhiều lựa chọn bởi hệ thống giao thông được đầu tư bài bản từ tỉnh lộ, quốc lộ, đường vành đai cho đến đường sắt metro, đường cao tốc. Nhờ lợi thế này mà Đồng Nai và Bình Dương nhanh chóng lột xác, vươn lên thành những đô thị trẻ, có nền kinh tế - xã hội phát triển năng động.

Xem thêm:THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2022

Long An thì ngược lại, dù có nhiều nỗ lực để xây dựng hạ tầng giao thông nhưng chưa thể đáp ứng được nhu cầu. Ngoài tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương đã đi vào hoạt động thì những dự án khác như đường vành đai, cảng biển, cao tốc Bến Lức – Long Thành… triển khai ì ạch. Một số dự án khác được quy hoạch nhưng đang nằm trên giấy.
Trong khi đó, những tuyến giao thông được xem là huyết mạch như tỉnh lộ 824, 830 hay quốc lộ 1A thường xuyên quá tải dẫn đến tình trạng ùm tắc ở các khu vực cửa ngõ tiếp giáp với TP.HCM. Bên cạnh đó, do trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp nên lượng xe tải lưu thông ngày đêm khá là đông đúc nên khiến cho hạ tầng xuống cấp trầm trọng.

CƠ HỘI NÀO THAY ĐỔI CHO BẤT ĐỘNG SẢN

Với số dân lên đến 13 triệu người nhu cầu về nhà ở của TP.HCM rất lớn. Tuy nhiên, đất ở thành phố đang ngày dần cạn kiệt cùng với giá bán được đẩy lên cao đã tạo nên cơn sóng giãn dân ra các khu vực vùng ven như Bình Dương, Đồng Nai hay Long An.
Nếu so sánh với Bình Dương hay Đồng Nai, thì Long An có vẻ nhỉnh hơn khi quỹ đất còn nhiều và mức giá còn phù hợp với những người có thu nhập thấp, đặc biệt là đối tượng công nhân trong các xí nghiệp. Các doanh nghiệp cũng có thể thoải mái hơn trong việc lựa chọn quỹ đất phát triển dự án.

THÁCH THỨC CHO CHÍNH QUYỀN

Sự phát triển bùng nổ của các dự án bất động sản đã góp phần mang lại diện mạo mới cho nhiều khu vực của Long An. Tuy nhiên, bên cạnh những những dự án “khỏe mạnh” thì cũng có không ít dự án liên tục dính vi phạm trong quy hoạch xây dựng.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nhiều dự án bất động sản đã kéo theo cơn sốt đất nền nhỏ lẻ; cò đất, giới đầu cơ tạo sốt ảo gây nguy cơ phá vỡ quy hoạch của địa phương.
Thời gian vưa qua, cơ quan chức năng của tỉnh Long An đã tạm dừng và xử lý hàng loạt dự án bất động sản vi phạm trong xây dựng như xây không có giấy phép, san lấp mặt bằng sai quy định hay mở bán, huy động vốn của khách hàng khi chưa đủ điều kiện.

Điển hình như dự án Hưng Thịnh Cát Tường (xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) do Cty TNHH đầu tư và xây dựng bất động sản Hưng Thịnh làm chủ đầu tư. Dù đã mở cho khách hàng từ năm 2018 nhưng dự án này sau đó đã bị phát hiện hàng loạt sai phạm trong xây dựng như chưa có giấy phép thi công hạ tầng, chưa chuyển mục đích sử dụng đất… Đến nay dự án này đã ngừng thi công, người dân mua đất chưa được cấp sổ đỏ.

Mặt khác, theo chuyên gia kinh tế Sử Ngọc Khương, để hình thành nên một khu đô thị, bên cạnh yếu tố về cơ sở hạ tầng giao thông cần phải xây dựng được hạ tầng xã hội – kinh tế. Cụ thể, hạ tầng xã hội là trường học, chợ, bệnh viện, trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí; còn hạ tầng kinh tế là nơi để giao dịch thông thương, kinh doanh mua bán.

Chuyên gia kinh tế Sử Ngọc Khương

Ông Khương cho rằng, Long An không nên chạy đua với Bình Dương hay Đồng Nai mà cần phải tập trung vào thế mạnh của mình là vị trí liên kết vùng giữa TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, địa phương này phải xác định sẽ lựa chọn quy hoạch sẽ trở thành phố công nghiệp, dịch vụ hay logistics để có những chính sách phù hợp.

Nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế của tỉnh Long An với nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp với hệ thống giao thông thuận lợi, là điểm tiếp giáp giữa huyện Bến Lức và thị xã Tân An. CỤM CÔNG NGHIỆP QUỐC QUANG có thể tiếp cận với nguồn nhân lực dồi dào từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Điều này tạo nên sức hút cho các nhà đầu tư trong thời gian tới.

Xem thêm:

LONG AN – ĐỊA ĐIỂM MỚI CỦA GIỚI ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN

Tìm năng phát triển và tiện ích của cụm công nghiệp Quốc Quang

LONG AN – ĐỊA ĐIỂM MỚI CỦA GIỚI ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN

 

 


 

Các bài viết khác
Hotline: 0937 662 027