Cụm công nghiệp Quốc Quang Long An

Menu

Chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường khi phát triển cụm công nghiệp

Khi xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp, các địa phương cần gắn với các chính sách, đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn trong từng thời kỳ, trên cơ sở bảo vệ môi trường, tiết kiệm, hiệu quả sử dụng đất và các nguồn lực, tài nguyên khác của địa phương.

Nội dung này được thể hiện cụ thể tại Nghị định số 66/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25-5-2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.

Bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên

Tại Nghị định số 66/2020/NĐ-CP, nội dung chủ yếu của phương án phát triển cụm công nghiệp gồm có:

  • Sự cần thiết xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp.
  • Đánh giá thực hiện các mục tiêu, nội dung chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên trên địa bàn.
  • Dự kiến mục tiêu, nhu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp chủ yếu, ưu tiên và dự báo các yếu tố thuận lợi, khó khăn tác động đến phát triển các cụm công nghiệp trong thời kỳ quy hoạch.
  • Dự báo nhu cầu mặt bằng của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các cụm công nghiệp.

Ngoài ra còn có đánh giá hiện trạng, tiến độ xây dựng, hiệu quả đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn; tình hình thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy, quản lý cụm công nghiệp; đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, công tác bảo vệ môi trường, biện pháp xử lý môi trường, hiệu quả kinh tế - xã hội của từng cụm công nghiệp; những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân.

Không gian thư giản của Quốc Quang

Đồng thời, phải xây dựng các kịch bản phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn; trong mỗi kịch bản có thuyết minh đối với từng cụm công nghiệp gồm tên gọi, vị trí, diện tích, hiện trạng đất đai trên nguyên tắc hạn chế sử dụng đất đã quy hoạch trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; ngành nghề hoạt động (định hướng các ngành, nghề có tính liên kết, trong cùng chuỗi giá trị của sản phẩm, dịch vụ); giải trình cơ sở điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp; giải pháp thu hút đầu tư, dự kiến tiến độ thành lập, đầu tư hạ tầng, thu hút lấp đầy và tạo việc làm cho người lao động địa phương; đánh giá khả năng kết nối hạ tầng kinh tế - xã hội ngoài cụm công nghiệp và các yếu tố thuận lợi, khó khăn.

Đặc biệt, phải có giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp; giải pháp đánh giá, xử lý hiện trạng môi trường, dự báo tác động, biện pháp xử lý môi trường của các cụm công nghiệp dự kiến trong phương án phát triển, đặc biệt cụm công nghiệp đã thành lập, hoạt động trên địa bàn và tổ chức thực hiện.

Tiêu chí bảo vệ môi trường được chấm điểm cao

Nghị định mới nêu rõ, các địa phương khuyến khích, ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp, hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp khi có hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp đáp ứng quy định của pháp luật.

Trong quá trình thẩm định, Sở Công Thương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư để chấm điểm với thang điểm 100 cho các tiêu chí: phương án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (tối đa 15 điểm); phương án quản lý, bảo vệ môi trường cụm công nghiệp (tối đa 15 điểm); năng lực, kinh nghiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã (tối đa 30 điểm) và phương án tài chính đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (tối đa 40 điểm).

Xung quanh 1 khu nhà xưởng sạch sẽ thoáng mát

Doanh nghiệp, hợp tác xã có số điểm từ 50 trở lên được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giao làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp. Trong quá trình thực hiện, nếu chủ đầu tư không thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật sau 12 tháng kể từ ngày thành lập, mở rộng cụm công nghiệp hoặc ngừng thực hiện, chậm triển khai dự án 12 tháng so với tiến độ tại quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét gia hạn hoặc quyết định lựa chọn chủ đầu tư khác.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng, tích hợp vào quy hoạch tỉnh, lấy ý kiến đối với phương án phát triển cụm công nghiệp theo quy định để hoàn thiện, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, các cơ chế, chính sách, kế hoạch hoạt động phát triển cụm công nghiệp; trình Hội đồng nhân dân cùng cấp về Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp do ngân sách địa phương đảm bảo (ưu tiên bố trí vốn xây dựng, hoàn thiện công trình hạ tầng bảo vệ môi trường các cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động).

Cụm công nghiệp Quốc Quang

Cụm công nghiệp Quốc Quang Long An được thiết kế qui hoạch một cách hợp lý theo các qui định hiện hành về thiết kế cụm công nghiệp. Các lô đất xây dựng nhà xưởng và kho bãi được bố trí dọc theo trục đường chính lộ giới 20m suốt từ Tỉnh lộ 830 đến khu vực cầu cảng trên sông Vàm Cỏ Đông, tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển hàng hóa cả đường bộ và đường thủy. Hạ tầng kỹ thuật được thiết kế đồng bộ và hoàn chỉnh, hệ thống xử lý nước thải và xử lý rác được chú trọng đầu tư.

Nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế của tỉnh Long An với nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp với hệ thống giao thông thuận lợi, là điểm tiếp giáp giữa huyện Bến Lức và thị xã Tân An. Dự án nằm ngay mặt tiền đường Tỉnh lộ 830, từ đây có thể liên kết với các Tỉnh lộ và Quốc lộ một cách dễ dàng như: Tỉnh lộ 10, Quốc lộ 1A, đặc biệt là tuyến cao tốc Sài Gòn – Trung Lương. Ngoài ra tuyến giao thông thủy của hệ thống sông Vàm Cỏ Đông là một yếu tố thuận lợi để vận chuyển hàng hóa đến các cảng trung chuyển một cách nhánh chóng và chi phí thấp.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Quốc Quang Long An

Vị trí dự án: Ấp 5A, Xã Lương Bình, Huyện Bến Lức, Long An, Việt Nam

Tổng diện tích đất: 192.496m2

Diện tích nhà xưởng: 121.000m2

Trung tâm điều hành - dịch vụ: 3.450m2

Khu nhà ở chuyên gia: 7.000m2

Khu ở công nhân: 5.400m2

Khu kỹ thuật có diện tích: 3.800m2

Vị trí: Giáp kênh Bội Lý (Bắc), giáp rạch Hốc Nai (Nam), giáp tỉnh lộ 830 (Đông), giáp sông Vàm Cỏ Đông (Tây)

Điều kiện: Dự án nằm ngay mặt tiền đường Tỉnh lộ 830. Tuyến giao thông thủy của hệ thống sông Vàm Cỏ Đông là một yếu tố thuận lợi để vận chuyển hàng hóa đến các cảng

Theo https://baotainguyenmoitruong.vn/phat-trien-cum-cong-nghiep-chu-trong-den-cong-tac-bao-ve-moi-truong-305720.html

Quocquang.vn

Các bài viết khác
Hotline: 0937 662 027