Cụm công nghiệp Quốc Quang Long An

Menu

ĐẦU TƯ KINH DOANH LONG AN KHỞI SẮC SAU SÁP NHẬP VỚI TÂY NINH

Sau sáp nhập, đầu tư kinh doanh Long An hưởng lợi lớn từ hạ tầng đồng bộ, mở rộng quỹ đất, thu hút bất động sản vệ tinh TP.HCM.

Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Long An và Tây Ninh sẽ chính thức sáp nhập và vận hành bộ máy mới mang tên tỉnh Tây Ninh. Việc hợp nhất này đánh dấu bước ngoặt quan trọng, mở ra không gian phát triển rộng lớn hơn 8.500 km² với dân số khoảng 3,3 triệu người.
Long An và Tây Ninh vốn có mối liên kết lịch sử và địa lý chặt chẽ, từng cùng thuộc phủ Gia Định xưa. Nay, sáp nhập giúp khai thác tối đa thế mạnh sẵn có, nâng cao sức cạnh tranh và tạo điều kiện thuận lợi để kết nối vùng mạnh mẽ hơn cũng như tăng trưởng đầu tư kinh doanh Long An.


Long An là cầu nối giữa miền Tây và miền Đông Nam Bộ, với hơn 40 khu công nghiệp lớn tại Đức Hòa, Bến Lức, Tân An. Nhờ vị trí giáp TP.HCM, hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, Long An có tiềm năng vượt trội để phát triển công nghiệp, logistics và đô thị vệ tinh.
Trong khi đó, Tây Ninh nổi bật với thế mạnh du lịch sinh thái, công trình tôn giáo tầm quốc tế và nông nghiệp công nghệ cao. Sông Vàm Cỏ Đông chảy qua toàn tỉnh mang lại lợi thế lớn để phát triển du lịch, nông nghiệp bền vững.
Việc sáp nhập hai tỉnh giúp kết nối hệ thống giao thông, mở rộng không gian kinh tế và tạo cơ hội lớn cho thị trường bất động sản phát triển mạnh trong thời gian tới.

Đầu tư kinh doanh Long An: hưởng lợi từ hạ tầng đồng bộ

Sau sáp nhập, tỉnh Tây Ninh mới sẽ trở thành cực tăng trưởng mới, đóng vai trò đối trọng và hỗ trợ giảm tải cho TP.HCM. Việc đầu tư kinh doanh Long An sẽ được hưởng lợi trực tiếp nhờ hạ tầng đồng bộ và kết nối thuận lợi với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Các doanh nghiệp sẽ có thêm quỹ đất rộng lớn, không còn bị giới hạn bởi địa giới cũ. Điều này giúp mở rộng sản xuất, phát triển hệ sinh thái công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao.
Hạ tầng giao thông là yếu tố dẫn lối cho sự phát triển bất động sản và kinh tế vùng. Các tuyến quốc lộ, cao tốc và đường tỉnh đã và đang được đầu tư đồng bộ, giúp kết nối xuyên suốt từ Tây Ninh - Long An vào TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Việc hình thành trục kinh tế mới sẽ thu hút các tập đoàn bất động sản lớn như Vinhomes, Nam Long, Phú Mỹ Hưng, BIM Group, Him Lam, Ecopark, MIK Group vốn đã đầu tư nhiều dự án quy mô ở khu Tây TP.HCM và Long An trong những năm qua.

Sáp nhập Long An và Tây Ninh giúp khai thác tối đa thế mạnh sẵn có, nâng cao sức cạnh tranh và tạo điều kiện thuận lợi để kết nối vùng mạnh mẽ hơn.

Hạ tầng giao thông bứt phá, tạo đà phát triển bất động sản

Một trong những động lực lớn nhất cho đầu tư kinh doanh Long An sau sáp nhập chính là hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện.
Cao tốc Bến Lức - Long Thành dài hơn 57 km với tổng mức đầu tư trên 31.300 tỷ đồng là “đòn bẩy” chiến lược. Tuyến cao tốc đi qua Long An, TP.HCM và Đồng Nai, hiện đã thông xe kỹ thuật hơn 30 km và dự kiến thông xe toàn tuyến vào 2026.
Song song đó, Vành đai 3 TP.HCM (qua TP.HCM, Long An và Đồng Nai) cũng sẽ hoàn thiện vào cuối 2025. Hai tuyến giao thông trọng điểm này tạo liên kết mạnh mẽ giữa Long An, TP.HCM và khu vực miền Đông Nam Bộ.
Ngoài ra, TP.HCM đã duyệt nút giao nối cao tốc Bến Lức - Long Thành với Quốc lộ 50 (dự kiến khởi công cuối 2025, hoàn thành 2026). Đây là trục huyết mạch kết nối Long An với miền Tây như Tiền Giang. TP.HCM cũng nghiên cứu nút giao hơn 2.400 tỷ đồng giữa đường Rừng Sác (Cần Giờ) và cao tốc Bến Lức - Long Thành, mở ra hướng kết nối mới cho Long An, Bến Lức và Cần Giờ.
Hệ thống giao thông trọng điểm như ĐT 822, ĐT 823, ĐT 825 (kết nối Tây Ninh và Long An) cùng các tuyến quốc lộ, cao tốc khác sẽ tạo không gian phát triển liên kết xuyên suốt.
Đặc biệt, Long An và Tây Ninh vừa bổ sung 6 dự án đầu tư công mới với tổng vốn hơn 270 tỷ đồng, tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông và dịch vụ đô thị.

Sau sáp nhập, bất động sản Long An - Tây Ninh sẽ trở thành thị trường vệ tinh sôi động của TP.HCM

Cơ hội cho bất động sản vệ tinh TP.HCM bùng nổ

Sau sáp nhập, bất động sản Long An - Tây Ninh sẽ trở thành thị trường vệ tinh sôi động của TP.HCM. Việc phát triển hạ tầng đồng bộ, kết nối liên vùng sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển, gia tăng giá trị đất và thu hút cư dân mới.
Điển hình như Khu đô thị Waterpoint 355 ha của Nam Long tại Bến Lức - Long An, khởi công từ 2018, nay đã đi vào vận hành nhiều phân khu. Dự án kết nối trực tiếp cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, liền kề các tuyến vành đai 3, vành đai 4, Bến Lức - Long Thành. Chỉ mất 30-45 phút để di chuyển từ đây về trung tâm TP.HCM.
Giới chuyên gia bất động sản dự báo, sau khi cao tốc Bến Lức - Long Thành hoàn thiện, giá đất và nhu cầu bất động sản dọc tuyến sẽ tăng mạnh. Những dự án nằm gần cao tốc sẽ hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng tăng giá trong giai đoạn 2025-2027.
Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc CBRE Vietnam, khu Tây TP.HCM, nhất là Long An, đang có nhu cầu rất lớn về nhà phố, biệt thự, villa. Hạ tầng kết nối thuận tiện và quỹ đất rộng giúp Long An trở thành thị trường hấp dẫn cả người mua để ở lẫn giới đầu tư.

Sự đa dạng nguồn cung, mức giá hợp lý và hạ tầng hoàn thiện sẽ biến Long An thành điểm đến đầu tư tiềm năng, đóng vai trò là nguồn cung thay thế chiến lược cho TP.HCM.


Theo Cafe F: Trang thông tin điện tử tổng hợp 
Cụm công nghiệp Quốc Quang Long An với các dịch vụ cho thuê nhà xưởng nằm tại vị trí thuận lợi, giáp sông giúp dễ lưu thông hàng hóa sẽ là lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư sản xuất vào khu vực này trong năm 2025.
Hotline Liên hệ trực tiếp đến Cụm công nghiệp Quốc Quang Long An
0937 662 027
0909 396 569
02723 639 189

Các bài viết khác
Hotline: 0937 662 027