Cụm công nghiệp Quốc Quang Long An

Menu

Long An: Quyết tâm phấn đấu phát triển trong kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam

Nằm sát TPHCM, ôm trọn phía Tây - Nam, là cửa ngõ từ TPHCM về vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rộng lớn và nhiều tiềm năng, những năm qua, tỉnh Long An đã phát huy tốt lợi thế ấy để phát triển kinh tế - xã hội, vươn lên dẫn đầu vùng ĐBSCL trên hầu hết lĩnh vực...

1. Long An bất chấp dịch COVID-19 và hạn mặn

Mặc dù năm 2020 dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt, nhưng tỉnh Long An đã tập trung nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh và thiên tai, vừa phấn đấu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020. Kết thúc năm 2020, tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An đạt 5,91%, cao nhất vùng ĐBSCL.

Kinh tế tỉnh Long An đã vươn lên dẫn đầu vùng ĐBSCL ở hầu hết tiêu chí như: Quy mô nền kinh tế, thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, thu ngân sách, kim ngạch xuất nhập khẩu… Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỉ trọng ngành nông - lâm - thủy sản; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 15,32% trong tổng GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 52,14%; khu vực thương mại, dịch vụ chiếm 32,54%.

Long An: Quyết tâm phấn đấu phát triển trong kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam

Long An: Quyết tâm phấn đấu phát triển trong kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam

Toàn tỉnh hiện có gần 12.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập với số vốn đăng ký khoảng 330.000 tỉ đồng; khoảng 2.000 dự án đầu tư trong nước được cấp phép với số vốn gần 235.000 tỉ đồng và 1.080 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn 6,55 tỉ USD.

Cùng đó, có 16/32 khu công nghiệp hoạt động với tỉ lệ lấp đầy đạt 87,6% và 22/62 cụm công nghiệp hoạt động với tỉ lệ lấp đầy đạt 77,6%. Trong bối cảnh các nguồn thu sụt giảm do dịch bệnh COVID-19 nhưng thu ngân sách Nhà nước tỉnh Long An năm 2020 đạt kế hoạch đề ra, trên 18.500 tỉ đồng, cao nhất vùng ĐBSCL.

Mặc dù chủ trương hạn chế diện tích trồng lúa, chuyển dịch sang các loại cây trồng khác, nhưng năm 2020 tỉnh Long An cũng thu hoạch trên 2,8 triệu tấn lúa, là 1 trong những tỉnh dẫn đầu sản lượng lúa ở ĐBSCL. Diện tích thanh long gần 12.000ha, chiếm gần 50% diện tích thanh long vùng ĐBSCL, cho sản lượng trên 320.000 tấn/năm, trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh, góp phần quan trọng giúp tỉnh Long An có huyện Nông thôn mới đầu tiên (huyện Châu Thành). Hiện tỉnh Long An có hơn 13.500ha rau, sản lượng trên 220.000 tấn/năm, với gần 2.100ha sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất rau sạch, chủ yếu cung cấp cho thị trường TPHCM.

2. Tiếp tục tăng tốc, bứt phá

Đại hội lần thứ XI Đảng bộ tỉnh Long An diễn ra từ ngày 13-16.10.2020 với chủ đề: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; huy động mọi nguồn lực, tạo bước đột phá để tỉnh Long An phát triển nhanh và bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường hoạt động đối ngoại; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Đến năm 2025 giữ vững vị trí dẫn đầu vùng ĐBSCL và phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam”. Trong nhiệm kỳ 2020-2025 tỉnh Long An sẽ nỗ lực phát triển toàn diện hơn, như an sinh xã hội, mức sống người dân, hưởng thụ văn hóa…

Bí thư Tỉnh ủy Long An - ông Nguyễn Văn Được - cho biết: Thời gian tới, tỉnh Long An sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, quan tâm hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh; hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân vượt qua khó khăn, phát triển bền vững.

Long An là tỉnh duy nhất của Tây Nam Bộ có đường ranh giới tiếp giáp ranh TP.HCM

Long An là tỉnh duy nhất của Tây Nam Bộ có đường ranh giới tiếp giáp ranh TP.HCM

Ông Võ Quốc Thắng - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đồng Tâm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An - chia sẻ: Trong năm qua, các doanh nghiệp dồn hết tâm sức đối phó với những khó khăn bởi dịch COVID-19 để giữ ổn định lực lượng lao động, duy trì sản xuất. Bước vào năm 2021, cùng với quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp, ông tin tưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Long An sẽ sớm ổn định và tăng tốc.

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 9-10%/năm theo kế hoạch, đặc biệt với hàng loạt các khu, cụm công nghiệp mới và sẽ đi vào hoạt động; với tuyến đường 830 - tuyến đường động lực của tỉnh sẽ hoàn thành trong nay mai kết nối hầu hết khu công nghiệp trong tỉnh với Cảng Quốc tế Long An (cũng mới đưa vào hoạt động); với tuyến đường động lực của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (đường 827E, song song với Quốc lộ 1) kết nối TPHCM - Long An - Tiền Giang sắp được xây dựng, tỉnh Long An đang tự tin biến Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ tỉnh thành hiện thực, đưa Long An tiếp tục tăng tốc, bứt phá.

Theo laodong.vn

Các bài viết khác
Hotline: 0937 662 027