Sơ lược về tỉnh Long An
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Tỉnh Long An nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cũng là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Long An là 449,49 ha, dân số đạt 1.688.547 người (theo số liệu điều tra dân số tháng 4/2019). Tọa độ địa lý: 105030’30’’ đến 106047’02’’ kinh độ Đông và 10023’40’’ đến 11002’00’’ vĩ độ Bắc.
Tỉnh Long An có vị trí địa lý cụ thể như sau:
Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, TP.HCM và tỉnh Svay Rieng của Campuchia
Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp
Phía Đông và Đông Bắc giáp Tp Hồ Chí Minh.
Phía Tây giáp tỉnh Prey Veng của Campuchia.
Các điểm cực của tỉnh Long An
Điểm cực Bắc tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng
Điểm cực Nam tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành
Điểm cực Đông tại xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc
Điểm cực Tây tại xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng
Như vậy, dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Long An nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ, đặc biệt là tiếp giáp với Tp Hồ Chí Minh nên sở hữu nhiều tiềm năng lớn từ mạng lưới giao thông phát triển, liên kết vùng chặt chẽ, thuận lợi cho giao thương, phát triển kinh tế xã hội. Long An được coi là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long - Quốc Quang
Năm 2022, Long An là đơn vị hành chính lớn thứ 15 cả nước về dân số. Trong danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn), Long An xếp thứ 12 về GRDP, xếp thứ 13 GRDP bình quân đầu người, xếp thứ 14 về tốc độ tăng trưởng GRDP.
Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Tân An, thị xã Kiến Trường và các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạch Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng. Toàn tỉnh có 188 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 161 xã, 12 phường và 15 thị trấn. Tỉnh lỵ của Long An là thành phố Tân An, cách trung tâm Tp Hồ Chí Minh khoảng 45km theo đường QL1A.
Về điều kiện tự nhiên và khí hậu
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên có nền ẩm phong phú, lượng nắng nhiều, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, thời gian khá ôn hòa. Nhiệt độ tại Long An giao động khoảng 27,2 - 27,7 độ C. Lượng mưa hằng năm biến động từ 966 - 1325 mm, trong đó màu mưa chiếm trên 70-82% tổng lượng mưa trong cả năm.
Khí hậu Long An chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, có gió Đông Bắc thổi, tần suất 60 -70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có gió Tây Nam đến tần suất 70%. Độ ẩm trung bình hàng năm là 80 - 82%. Tổng tích ôn năm đạt từ 9.700 - 10.100 độ C. Theo thời gian chiếu sáng trung bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2 - 4 %. Khí hậu Long An nhìn chung khá ôn hào.
Địa hình tại Long An
Tỉnh Long An thuộc phần chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nên địa hình có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Địa hình phía Bắc và Đông Bắc có một số gò đồi thấp, khu vực trung tâm là vùng đồng bằng, phía Tây Nam là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng Tràm ngập phèn. Địa hình Long An bị chia cắt bởi những dòng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đáng chú ý là Long An có sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây hợp thành sông Vàm Cỏ chạy qua địa bàn tỉnh.
Hệ thống hạ tầng - giao thông
Long An hiện đang dần hoàn thành việc nâng cấp cá tuyết Quốc lộ 1A, 50, 62, N2. Các tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành giúp Long An kết nối trực tiệp với hệ thống cảng Hiệp Phước, Cát Lái, Cái Mép - Thị Vải và sân bay quốc tế Long Thành… cũng đang hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như các khu vực lân cận. Mới đây, chính quyền TpHCM đã làm việc với các tỉnh, thành nhằm điều chỉnh lại hướng tuyến xây dựng tuyến đường sắt đi qua địa bàn TPHCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ với tổng vốn đầu tư lên đến 5 ti ÚD. Tuyến đường Vành đai 4 đoạn Bến Lức - Hiệp Phước, Metro 3A Bến Thành - Tân Kiên đang khởi động trong khi cao tốc Bến Lức - Long Thành, TpHCM - Trung Lương - Cần Thơ sắp được đưa vào khai thác không chỉ xây dựng hệ thống giao thông hiện đại cho vùng đô thị TPHCM mà còn mở đường cho sự hình thành các đô thị vệ tinh ở Long An.
Về mặt kinh tế
Do vị trí giáp ranh với đầu tàu kinh tế cả nước là TpHCM, tỉnh Long An được xem là dấu gạch nối giữa hai vùng kinh tế trọng điểm Đông và Tây Nam Bộ, thừa hưởng nhiều tiềm năng tăng trưởng lớn. Trong giai đoạn 2016 - 2022, tăng trưởng kinh tế bình quân của Long An đạt 9,11% năm, dẫn đầu khu vực BĐSCL. Với dân số gần 2 triệu người (đứng thứ 15 cả nước), Long An cũng là địa phương có mật độ dân số cao, nguồn lao động trẻ dồi dào để phục vụ các chiến lược phát triển kinh tế.
Trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - tài chính - công nghệ cao của TPHCM, Long An được xem như khu vực mở rộng để di dời các nhà máy công nghiệp một cách thuận tiện nhất.
XEM THÊM: BẤT ĐỘNG SẢN LONG AN LÊN TẦM CAO MỚI