Cụm công nghiệp Quốc Quang Long An

Menu

Xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội

Những năm gần đây, Phú Thọ đã huy động nguồn lực để đầu tư mạnh mẽ vào các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây được coi là một trong những định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hoàn thiện và đưa các khu, cụm công nghiệp vào hoạt động

Hiện trên địa bàn tỉnh có 7 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, gồm các KCN Trung Hà, Thụy Vân, Tam Nông, Cẩm Khê, Phù Ninh, Phú Hà, Hạ Hòa với tổng diện tích trên 2.200ha. Đến nay, toàn bộ 306ha của KCN Thụy Vân, 81ha của KCN Trung Hà, 119ha của KCN Phú Hà, 70ha KCN Cẩm Khê cơ bản đã được đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng.

Ra đời sau KCN Thụy Vân, Trung Hà, Phú Hà, nhưng chỉ sau hơn 2 năm tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng, KCN Cẩm Khê với diện tích 450ha đã phát triển bề thế. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền địa phương, sự nỗ lực của chủ đầu tư là liên doanh Công ty Cổ phần Ao Vua và Công ty Cổ phần Xây dựng Đức Anh, đến nay KCN Cẩm Khê đã bồi thường giải phóng mặt bằng và thu hồi đất được 165ha mặt bằng; tổng giá trị đầu tư xây dựng ước đạt 310 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Chí Lợi - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê cho biết: “Huyện đã tích cực phối hợp, hỗ trợ đơn vị đầu tư hạ tầng giải phóng mặt bằng để để tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án theo đúng cam kết. Vừa đầu tư hạ tầng, chúng tôi vừa đẩy mạnh quảng bá, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh. Hiện tại đã có 1 doanh nghiệp đi vào sản xuất, 2 doanh nghiệp chuẩn bị đi vào sản xuất, 5 doanh nghiệp đang xây dựng nhà máy, hầu hết là doanh nghiệp FDI”.

Cùng với các KCN, trên địa bàn tỉnh có 26 CCN được Bộ Công Thương chấp thuận quy hoạch hết năm 2020; trong đó có 20/26 CCN có quy hoạch chi tiết, 15/26 CCN đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng và đi vào hoạt động.

Giai đoạn 2015 - 2020, việc hình thành và phát triển các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh cơ bản phù hợp với quy hoạch xây dựng, phát triển các KCN, CCN chung của cả nước và quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh. Kết cấu hạ tầng ngoài KCN, CCN được chú trọng đầu tư, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối với các tuyến đường cao tốc, quốc lộ và tỉnh lộ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Hạ tầng kỹ thuật các KCN, CCN từng bước được đầu tư đồng bộ, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư sản xuất kinh doanh.

Làm nên sức bật mới

Các KCN, CCN của tỉnh đã tạo ra không gian kinh tế thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào địa phương, góp phần đáng kể trong dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy ngành công nghiệp của tỉnh phát triển. Tính đến hết năm 2019, các KCN đã thu hút được 177 dự án đầu tư của 159 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 20.559,56 tỷ đồng889,75 triệu USD.

Hầu hết các dự án thuộc các lĩnh vực: Điện tử, cơ khí, dệt, may, bao bì, thực phẩm, chế biến nông, lâm sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi... Một số dự án sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao, điển hình như: Nhà máy gạch ốp lát của Công ty cổ phần Gạch men Tasa, CMC (Việt Nam), 2 Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử là Công ty TNHH Namuga Phú Thọ và công ty TNHH JNTC Vina (Hàn Quốc), Nhà máy cơ khí chính xác của Công ty TNHH công nghệ Cosmos1 (Việt Nam).

Từ năm 2015 đến nay, số lượng doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định trong khu, cụm công nghiệp tăng từ 84 lên 142. Trung bình mỗi năm có 10 doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định, tạo ra doanh thu tăng từ 18.478 tỷ đồng năm 2015 lên đến 40.000 tỷ đồng năm 2019 (tăng 21.252 tỷ đồng). Bên cạnh đó, nguồn đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng tăng lên đáng kể trong những năm qua. Tuy số lượng doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số doanh nghiệp của tỉnh nhưng nguồn nộp ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh (năm 2019 đóng góp khoảng 48%).

Các khu, cụm công nghiệp phát triển còn góp phần giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao thu nhập cho hơn 42.000 lao động với thu nhập bình quân từ 6,5 - 6,8 triệu/người/tháng. Việc phát triển công nghiệp, hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung còn tạo ra động lực để hình thành và phát triển thị trường lao động. Để có việc làm thường xuyên và ổn định, người lao động phải không ngừng nâng cao về tay nghề, chuyên môn kỹ thuật. Ngoài ra còn có một số lượng lớn lao động hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp, như dịch vụ ăn uống, buôn bán nhỏ... phục vụ cho đời sống sinh hoạt do đòi hỏi tất yếu của khu, cụm công nghiệp.

Thông qua sự phát triển của các KCN, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật được hình thành, ngày càng hoàn chỉnh, đồng bộ và có chất lượng, tạo đà cho các ngành kinh tế khác phát triển, từ đó thúc đẩy nông thôn phát triển, đa dạng ngành nghề, giảm lao động thủ công trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề phi nông nghiệp.

Để thực hiện được các chỉ tiêu thu hút doanh nghiệp lấp đầy các khu, cụm công nghiệp đặt ra cho giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh Phú Thọ đang tiếp tục tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư; phối hợp với các đơn vị kinh doanh dịch vụ hạ tầng tạo quỹ đất sạch, hỗ trợ nhà đầu tư tìm kiếm mặt bằng. Đồng thời tăng cường đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện phương châm xây dựng chính quyền kiến tạo, phục vụ, tạo sức hấp dẫn nhiều hơn cho các doanh nghiệp, phấn đấu để các khu, cụm công nghiệp Phú Thọ luôn là điểm đến, cơ hội của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Phát triển song song

Song song với việc xây dựng, phát triển các cụm công nghiệp ở Phú Thọ thì tại tỉnh Long An (phía nam Việt Nam) cũng không ngừng phát triển các khu công nghiệp, đặc biệt là chú trọng việc phát triển mạnh các cụm công nghiệp. 

Cụm công nghiệp Quốc Quang Long An được thiết kế qui hoạch một cách hợp lý theo các qui định hiện hành về thiết kế cụm công nghiệp. Các lô đất xây dựng nhà xưởng và kho bãi được bố trí dọc theo trục đường chính lộ giới 20m suốt từ Tỉnh lộ 830 đến khu vực cầu cảng trên sông Vàm Cỏ Đông, tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển hàng hóa cả đường bộ và đường thủy. Hạ tầng kỹ thuật được thiết kế đồng bộ và hoàn chỉnh, hệ thống xử lý nước thải và xử lý rác được chú trọng đầu tư.

Cổng vào cụm công nghiệp Quốc Quang

Cổng vào cụm công nghiệp Quốc Quang

Nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế của tỉnh Long An với nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp với hệ thống giao thông thuận lợi, là điểm tiếp giáp giữa huyện Bến Lức và thị xã Tân An. Dự án nằm ngay mặt tiền đường Tỉnh lộ 830, từ đây có thể liên kết với các Tỉnh lộ và Quốc lộ một cách dễ dàng như: Tỉnh lộ 10, Quốc lộ 1A, đặc biệt là tuyến cao tốc Sài Gòn – Trung Lương. Ngoài ra tuyến giao thông thủy của hệ thống sông Vàm Cỏ Đông là một yếu tố thuận lợi để vận chuyển hàng hóa đến các cảng trung chuyển một cách nhánh chóng và chi phí thấp.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Quốc Quang Long An

Vị trí dự án: Ấp 5A, Xã Lương Bình, Huyện Bến Lức, Long An, Việt Nam

Tổng diện tích đất: 192.496m2

Diện tích nhà xưởng: 121.000m2

Trung tâm điều hành - dịch vụ: 3.450m2

Khu nhà ở chuyên gia: 7.000m2

Khu ở công nhân: 5.400m2

Khu kỹ thuật có diện tích: 3.800m2

Vị trí: Giáp kênh Bội Lý (Bắc), giáp rạch Hốc Nai (Nam), giáp tỉnh lộ 830 (Đông), giáp sông Vàm Cỏ Đông (Tây)

Điều kiện: Dự án nằm ngay mặt tiền đường Tỉnh lộ 830. Tuyến giao thông thủy của hệ thống sông Vàm Cỏ Đông là một yếu tố thuận lợi để vận chuyển hàng hóa đến các cảng

Xem thêm: Cụm công nghiệp Quốc Quang: Diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn

 

Quocquang.vn

Các bài viết khác
Hotline: 0937 662 027